Nghệ thuật vẽ tranh trên nước độc đáo của Thổ Nhĩ Kỳ

Tranh Ebru còn được gọi là tranh cẩm thạch bằng giấy. Đây là loại hình vẽ tranh trên nước, tạo ra những bức tranh tương tự như đá cẩm thạch mịn. Nghệ thuật độc đáo và đặc biệt của Thổ Nhĩ Kỳ này được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.

Nghệ thuật vẽ tranh độc đáo có một không hai.

Nó liên quan đến màu sắc nổi và tạo ra các thiết kế trên và chuyển thiết kế đó sang vật liệu thấm hút, chẳng hạn như giấy hoặc vải. Hình ảnh thu được sử dụng trong nhiều thế kỷ để làm nền cho thư pháp, đóng sách và văn phòng phẩm.

Môn nghệ thuật này có từ thời Seljuk và Ottoman và được sử dụng để sản xuất các tài liệu của đế quốc. Thời đó, mọi người dân Ottoman đều dùng Ebru để trang trí phần gáy cho các cuốn sách của họ. Không chỉ là một hình thức nghệ thuật, tạo nên những tác phẩm tuyệt đẹp, Ebru còn có chức năng là một loại mật mã đặc biệt. Khi họa tiết trang trí Ebru trên một cuốn sách nào đó bị ngắt quãng, chứng tỏ ai đó đã để lại tin nhắn bí mật trong cuốn sách ấy.

Nghệ thuật vẽ tranh trên mặt nước thường không giới hạn kỹ thuật vẽ, quá trình vẽ nghe khá đơn giản. Tuy nhiên, kỳ thực Ebru đòi hỏi rất cao sự khéo léo, kiên nhẫn cũng như tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ. Một họa sĩ phải thực hành nhuần nhuyễn cách vẽ Ebru trong nhiều thập kỷ trước khi họ thực sự được coi là bậc thầy của nghệ thuật vẽ tranh trên mặt nước.

Bài viết liên quan